CẢM ƠN NGƯỜI LỚN

  • PDF.InEmail

 

GIỚI THIỆU SÁCH “CÁM ƠN NGƯỜI LỚN” (NGUYỄN NHẬT ÁNH).

Nhắc đến những cuốn sách dành cho thiếu nhi thì Nguyễn Nhật Ánh hẳn sẽ là cái tên mà các bạn nghĩ ra đầu tiên. Nhưng chính ông đã từng nói về một cuốn sách của mình là “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Và lần này “Cảm ơn người lớn” cũng sẽ là một tác phẩm như thế.

Cuốn “Cảm ơn người lớn” do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành, trong lần in đầu tiên đã đạt đến con số ấn tượng là 150.000 bản. Với lối viết dí dỏm, hài hước, nhưng giàu suy tư, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa chúng ta về với thế giới tuổi thơ với bao kỉ niệm khó quên.

Đọc những trang đầu tiên của “Cảm ơn người lớn”, chắc hẳn ai cũng phải thốt lên: “Đúng là truyện của bác Nguyễn Nhật Ánh rồi”. Những câu chuyện tưởng là ngốc nghếch, vô bổ của trẻ con nhưng lại ẩn chứa suy nghĩ trong sáng, đơn thuần và tràn đầy tình bạn, tình làng nghĩa xóm. Ngôi kể thứ nhất của nhân vật cu Mùi, suy nghĩ đan xen khi còn nhỏ lẫn khi đã “thành người lớn”, những câu chuyện từ khi còn là trẻ con luôn thắc mắc rồi đến lúc lớn rồi mới có được câu trả lời cho mình. Tác phẩm lần này, bác Nguyễn Nhật Ánh đưa vào nhiều câu chuyện có nút thắt nút mở hơn, có chút bất ngờ đến phút chót, những tình huống tưởng chừng tréo ngoe, ngang trái nhưng cuối cùng vẫn được bác giải quyết theo hướng nhẹ nhàng, phù hợp với một tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Xoay quanh câu chuyện về mấy đứa trẻ con trong xóm : con Tí sún, con Tủn, thằng Hải cò, thằng Hiệp và nhân vật tôi. Đó là những mảnh ghép cảm xúc khó mà phai mờ được trong tâm trí của tụi trẻ, là những ngày mà chúng cùng nhau chơi trò làm vui, làm hoàng hậu, làm vợ chồng; là những ngày mà chúng cố gắng ghép những tờ giấy nho nhỏ để vẽ bản đồ khu phố, để rồi tranh cãi nhau nhà nào trước nhà nào sau; là những ngày chúng vắt óc suy nghĩ cách kiếm tiền, để rồi không còn cách nài khác ngoài đi lượm mót vài đồng bạc lẻ; là những ngày mà chúng cùng nhau suy nghĩ những câu chuyện con con rồi cùng nhau vẽ nên một cuốn truyện tranh để bán lấy tiền giúp đỡ thằng Hiệp,...

Cứ thế, cứ thế, tình cảm của chúng cứ khăng khít, thân thiết như thế,... Chúng đâu có ngờ những tình cảm giấu kín, không dám nói ra ấy lại mang đến cho chúng những ân hận sau này. Chúng muốn quay về ngày xưa, cái ngày mà chúng vẫn còn có thể nhìn đời qua cặp mắt xanh rờn của những thiếu niên cấp 1, cấp 2,... Thời gian làm chúng phải nhìn đời bằng đôi mắt của người lớn, khiến mọi thứ xung quanh chúng không còn đơn giản như khi chúng còn là trẻ thơ nữa. “Thời gian chưa bao giờ là bạn tốt của con người, tôi bi quan nghĩ. Thời gian biến tóc ta thành hoa lau, nhuộm hồn ta thành lá đỏ. Và đến một ngày nó sẽ biến cuộc đời ta thành mây trắng lang thang.”

Có một điều tuyệt vời là mỗi khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, tôi thường nghĩ về tuổi thơ, về những ngày còn bé với bao kỉ niệm nơi quê hương yêu dấu và tôi thường nghĩ về trẻ con, vẫn thường mong mình bé lại để sà vào vòng tay của bà, của mẹ, để nắm tay bố bước những bước chập chững đầu tiên. “Cảm ơn người lớn” cũng mang tôi về với những tâm tư bình yên như thế.

Thời gian có thể làm con người ta thay đổi, cuộc sống cũng nhiều đổi thay nhưng tuổi thơ vẫn luôn là quãng thời gian đáng quý‎ nhất, để rồi mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm ngây ngô, vụng dại cùng bạn bè, ta vẫn luôn bất giác nở nụ cười hạnh phúc. 10 năm sau thành công của “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” ta gặp lại “Cảm ơn người lớn” tưởng quen mà lạ, tưởng cũ mà mới. Đã có rất nhiều đổi khác sau ngần ấy thời gian, song chỉ có một thứ không thay đổi là tình yêu với tuổi thơ thân thương và tình cảm yêu mến chân thành với những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.

 

 

 

GIỚI THIỆU SÁCH “CÁM ƠN NGƯỜI LỚN” (NGUYỄN NHẬT ÁNH).

Nhắc đến những cuốn sách dành cho thiếu nhi thì Nguyễn Nhật Ánh hẳn sẽ là cái tên mà các bạn nghĩ ra đầu tiên. Nhưng chính ông đã từng nói về một cuốn sách của mình là “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai đã từng là trẻ em”. Và lần này “Cảm ơn người lớn” cũng sẽ là một tác phẩm như thế.

Cuốn “Cảm ơn người lớn” do Nhà Xuất Bản Trẻ phát hành, trong lần in đầu tiên đã đạt đến con số ấn tượng là 150.000 bản. Với lối viết dí dỏm, hài hước, nhưng giàu suy tư, Nguyễn Nhật Ánh đã đưa chúng ta về với thế giới tuổi thơ với bao kỉ niệm khó quên.

Đọc những trang đầu tiên của “Cảm ơn người lớn”, chắc hẳn ai cũng phải thốt lên: “Đúng là truyện của bác Nguyễn Nhật Ánh rồi”. Những câu chuyện tưởng là ngốc nghếch, vô bổ của trẻ con nhưng lại ẩn chứa suy nghĩ trong sáng, đơn thuần và tràn đầy tình bạn, tình làng nghĩa xóm. Ngôi kể thứ nhất của nhân vật cu Mùi, suy nghĩ đan xen khi còn nhỏ lẫn khi đã “thành người lớn”, những câu chuyện từ khi còn là trẻ con luôn thắc mắc rồi đến lúc lớn rồi mới có được câu trả lời cho mình. Tác phẩm lần này, bác Nguyễn Nhật Ánh đưa vào nhiều câu chuyện có nút thắt nút mở hơn, có chút bất ngờ đến phút chót, những tình huống tưởng chừng tréo ngoe, ngang trái nhưng cuối cùng vẫn được bác giải quyết theo hướng nhẹ nhàng, phù hợp với một tác phẩm dành cho thiếu nhi.

Xoay quanh câu chuyện về mấy đứa trẻ con trong xóm : con Tí sún, con Tủn, thằng Hải cò, thằng Hiệp và nhân vật tôi. Đó là những mảnh ghép cảm xúc khó mà phai mờ được trong tâm trí của tụi trẻ, là những ngày mà chúng cùng nhau chơi trò làm vui, làm hoàng hậu, làm vợ chồng; là những ngày mà chúng cố gắng ghép những tờ giấy nho nhỏ để vẽ bản đồ khu phố, để rồi tranh cãi nhau nhà nào trước nhà nào sau; là những ngày chúng vắt óc suy nghĩ cách kiếm tiền, để rồi không còn cách nài khác ngoài đi lượm mót vài đồng bạc lẻ; là những ngày mà chúng cùng nhau suy nghĩ những câu chuyện con con rồi cùng nhau vẽ nên một cuốn truyện tranh để bán lấy tiền giúp đỡ thằng Hiệp,...

Cứ thế, cứ thế, tình cảm của chúng cứ khăng khít, thân thiết như thế,... Chúng đâu có ngờ những tình cảm giấu kín, không dám nói ra ấy lại mang đến cho chúng những ân hận sau này. Chúng muốn quay về ngày xưa, cái ngày mà chúng vẫn còn có thể nhìn đời qua cặp mắt xanh rờn của những thiếu niên cấp 1, cấp 2,... Thời gian làm chúng phải nhìn đời bằng đôi mắt của người lớn, khiến mọi thứ xung quanh chúng không còn đơn giản như khi chúng còn là trẻ thơ nữa. “Thời gian chưa bao giờ là bạn tốt của con người, tôi bi quan nghĩ. Thời gian biến tóc ta thành hoa lau, nhuộm hồn ta thành lá đỏ. Và đến một ngày nó sẽ biến cuộc đời ta thành mây trắng lang thang.”

Có một điều tuyệt vời là mỗi khi đọc những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh, tôi thường nghĩ về tuổi thơ, về những ngày còn bé với bao kỉ niệm nơi quê hương yêu dấu và tôi thường nghĩ về trẻ con, vẫn thường mong mình bé lại để sà vào vòng tay của bà, của mẹ, để nắm tay bố bước những bước chập chững đầu tiên. “Cảm ơn người lớn” cũng mang tôi về với những tâm tư bình yên như thế.

Thời gian có thể làm con người ta thay đổi, cuộc sống cũng nhiều đổi thay nhưng tuổi thơ vẫn luôn là quãng thời gian đáng quý‎ nhất, để rồi mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm ngây ngô, vụng dại cùng bạn bè, ta vẫn luôn bất giác nở nụ cười hạnh phúc. 10 năm sau thành công của “ Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” ta gặp lại “Cảm ơn người lớn” tưởng quen mà lạ, tưởng cũ mà mới. Đã có rất nhiều đổi khác sau ngần ấy thời gian, song chỉ có một thứ không thay đổi là tình yêu với tuổi thơ thân thương và tình cảm yêu mến chân thành với những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.

 


Tin mới hơn:

Thăm dò

Bạn thấy giao diện này thế nào?




Kết quả

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 740
Liên kết web : 105
Số lần xem bài viết : 1201473

Gallery ảnh

Liên hệ

logotruongsaonam

Cô Trương Mỹ Nga
Sào Nam, Duy Xuyên, Quảng Nam

Email: truongmynga.sn@gmail.com

tuyensinh logo-260 homthunhanbaiviet tracuudiemthi

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS