Ngẩng đầu lên đi em:- sức thuyết phục đặc biệt

  • PDF.InEmail

Đã tự ngàn năm, những con người vì lợi ích trăm năm làm công tác "trồng người" đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ với những hình ảnh tuyệt vời. Có những tác phẩm rất thành công khi viết về những con người làm công tác giáo dục

“ Cả đời người làm một que diêm

Để nhen nhóm lửa trong tim học trò

Yêu cuộc đời, yêu tuổi thơ

Tôi gieo hạt chữ mà mơ quả vàng”

Với những trăn trở, khát khao của người thầy, với những hình ảnh của người thầy đã vượt qua những nỗi chật vật, với những lo toan của đời thường để đến với nghề, đến với các em bằng cả bầu nhiệt huyết. Điều đó chính là nguồn cảm hứng nghệ thuật của nhiều đối tượng xã hội. Đặc biệt trong thời gian vừa qua Bộ GD-ĐT đã phối hợp với hội nhà văn, nhà xuất bản giáo dục án hành tác phẩm truyện chọn lọc viết về Nhà giáo Việt Nam với 18 tập truyện ngắn . Qua những tập truyện này hình ảnh người thầy được nhìn nhận đánh giá ở nhiều góc độ , thể hiện nhiều cung bậc tình cảm... .Phê phán cái xấu, cái ác, nâng niu vun trồng cái tốt đẹp, cái cao thượng. Đó là điều mà các truyện ngắn hướng tới, không ít truyện ngắn được chính các tác giả trong nghề giáo viết ra từ những trăn trở, đau đớn chuyện nghề. Chuyện nghề nghiệp của nhà giáo không bó hẹp ở bài soạn, bài giảng, mà còn ở đời sống hiện thực phong phú và sinh động, ở cả những góc khuất trong tâm hồn. Mới hay nghề thầy, vượt trên chuyện chuyên môn, kiến thức là một tấm lòng nồng hậu, một trái tim nhân ái, luôn thấu hiểu, biết thông cảm, sẻ chia...

            Hôm nay, nhân dịp chào mừng tháng tôn vinh Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm nay thay mặt cho thư viện trường THPT Sào Nam xin được giới thiệu một trong 18 tập: “Truyện chon lọc viết về Nhà giáo Việt Nam”. Tập truyện “Ngẩng đầu lên đi em” dày 261 trang gồm 25 câu chuyện .Mỗi câu chuyện đều thể hiện một dòng cảm xúc rất riêng khiến mỗi chúng ta, những người làm công việc “trồng người” phải quan tâm, phải suy ngẫm...

            Mở đầu tập truyện là tác phẩm: “Ngẩng đầu lên đi em” của Đỗ Tiến Thụy, đây là tác phẩm mang sắc màu kỳ diệu của yêu thương. Tình yêu thương đã làm nên kỳ tích mà y học ngỡ đành lui bước. Cô học trò dị tật khớp cổ bị gọi là Nghẹo đã trở thành thiếu nữ tên Nga xinh đẹp với chiếc cổ cao kiêu hãnh nhờ cô giáo Nhâm - người đã đón em về kèm dạy và yêu thương em. 

Cô giáo dùng tay giữ chiếc đầu “bấy bớt” ngỡ không thể nào trụ được trên cổ mà cứ đổ oặt  xuống vai. Cô giữ rất lâu rồi khẽ buông tay một lát, cái cổ theo phản xạ cưỡng lại, bớt "bấy" dần. Cứ thế, cô tập cho Nga. Mỗi sáng cô cài lên tóc Nga một bông hoa hồng thắm. Bốn năm liền bao nhiêu bông hồng khích lệ Nga không “đổ cổ.”  Vì nếu không, sẽ làm rơi nát bông hoa đẹp-hoa mang tình cảm và hy vọng của cô giáo. 

Trước đó, bố em vì quá thương con nhưng nôn nóng nên đã để gai vào vai. Khi chiếc cổ không thể giữ được đã oặt xuống, mặt em đầy máu. Nga đã chữa được dị tật nhờ câu khích lệ chan chứa yêu thương mỗi  phút, mỗi giờ, mỗi ngày của cô Nhâm: “Ngẩng đầu lên đi em.” 

Sau này, Nga gặp người yêu. Trước ngày cưới cô đã viết về câu chuyện dị tật bẩm sinh của mình cho người yêu.  Nhưng người yêu đã từ bỏ cô, có lẽ vì lo sợ dị tật di truyền sang đời con. Trước mất mát, Nga lại về với cô giáo Nhâm trong khắc khoải đợi chờ. Và lần này cô giáo lại nói:“Ngẩng đầu lên đi em.”  

Lời nhắc của cô giáo Nhâm không còn để chữa một dị tật riêng thuở nào của Nga mà chữa sự mặc cảm, thiếu tự tin, vốn luôn ở góc nào đó trong chúng ta. Vì thế “Ngẩng đầu lên đi em” vừa là lời động viên, là lời thôi thúc và là một mệnh lệnh để các trò bước vào đời với một tư thế, một thái độ sống thẳng thắn, tự chủ hơn.

Với truyện ngắn ”Tiết dạy cuối cùng” của Nguyễn Anh với hình ảnh thầy giáo Thuỳ đã làm nên kỳ tích. Nơi miền quê nghèo lam lũ, bữa ăn chạy toát mồ hôi, ước mơ nhỏ cũng ít người mơ tới, thế mà thầy đã làm nên điều kỳ diệu. mười học sinh giỏi của thầy đi thi học sinh giỏi thì mang về bảy giải: một giải nhất, hai giải nhì, hai giải ba và hai giải khuyến khích.. Đấy là khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời nhà giáo của thầy. Nhưng không chỉ thế, Thuỳ trong mắt bao thế hệ học sinh luôn là người cha, là vũ trụ để học sinh khám phá... Trong miền ký ức của học sinh đã từng được anh giảng dạy, dấu ấn về thầy còn đọng mãi như dòng suối mát mùa hạ, như ngọn gió nồm, như nắng quái chiều hôm, là những kỷ niệm ngọt ngào thời cắp sách. Truyện” Tiết dạy cuối cùng” cũng đem đến một nỗi xúc động khác… Một thầy giáo đau đáu vì nghề, hết lòng say mê chuyên môn. Lo bàn giờ thao giảng mà bẵng quên đi bữa ăn gia đình, đi nhận giải thưởng giáo viên giỏi về gặp cướp. Cướp không chỉ “ buông tha” mà còn “biếu” thêm tiền vì nhận ra ông giáo nổi tiếng trong vùng.Thầy đã bị ung thư, sau lần mổ, chỉ còn da bọc xương nhưng thầy thèm dạy, “ thầy nhớ học trò, nhớ bục giảng đến cồn cào. Cho đến một lần, thầy cố chống gậy lê bước đến lớp”, thầy năn nỉ đồng nghiệp trẻ: “ Nhớ lớp quá, cho anh dạy một tiết…Học sinh long lanh nước mắt, gục xuống bàn òa lên nức nở Nước mắt thầy trào ra. Đó là tiết dạy cuối cùng trong đời của một nhà giáo yêu nghề.

Những câu chuyện xúc động trên là dải lụa nhẹ nhàng đưa người đọc đến các truyện ngắn tiếp theo như “Mackeno”, “Cô giáo chữ O”, “Tình thầy trò”, “Vòng tay yêu thương”,… Tất cả đều hướng đến những vấn đề trong giáo dục: Yêu thương, lòng tâm huyết của thầy dành cho trò và cả phê phán những thực tế buồn cũng có. Dù nhân vật người thầy được xây dựng chính diện hay phản diện thì câu chuyện vẫn là tấm gương để con người ta soi lại mình. Đó là món quà đẹp nhất để dành tặng mọi người trong ngành giáo dục, khiến tất cả cùng chung tay, phấn đấu hướng đến một tương lai đẹp hơn.

Người ta thường coi sách về nhà trường là nặng tính giáo huấn nhưng"Ngẩng đầu lên đi em" đã thuyết phục đặc biệt. 25 câu chuyện, 25 nỗi lòng, 25 dư âm khó quên. Dù nhân vật người thầy ở đây được xây dựng chính diện hay phản diện, đều toát lên mong muốn về một xã hội công bằng, một nền giáo dục ưu việt và những người chở con thuyền giáo dục của nước nhà phải là những người lái đò có phẩm chất ưu tú. Mỗi truyện ngắn như một tấm gương cho mỗi người tự soi lại mình.

     Hy vọng, tập truyện như một món quà tinh thần quí giá gửi đến tất cả các thầy cô trong ngày 20/11 . Đồng thời xin được gởi đến tất cả những người thầy đã và đang đứng trên bục giảng một ngày “sinh nhật nghề ”  tràn đầy tình thầy trò, hạnh phúc và ấm áp.

“Ngẩng đầu lên đi em”  hiện có tại Thư viện nhà trường, rất mong các bạn đón đọc

Minh Quân


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Thăm dò

Bạn thấy giao diện này thế nào?




Kết quả

Thống kê

Các thành viên : 2
Nội dung : 740
Liên kết web : 105
Số lần xem bài viết : 1206676

Gallery ảnh

Liên hệ

logotruongsaonam

Cô Trương Mỹ Nga
Sào Nam, Duy Xuyên, Quảng Nam

Email: truongmynga.sn@gmail.com

tuyensinh logo-260 homthunhanbaiviet tracuudiemthi

Cấu hình bố cục

Hướng

Phong cách menu

Màu giao diện

TAVICO TOOLS